Những người làm việc trong phòng lab cần nắm rõ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để bảo vệ chính bản thân và cả môi trường, sinh vật xung quanh. Do đó, bạn hãy xem ngay nội dung bài viết sau để nắm rõ các quy tắc an toàn cần tuân theo và cách xử lý khi tai nạn xảy ra trong phòng thí nghiệm.
>>>> Tham Khảo Thêm:
Thiết bị phân tích thí nghiệm AS ONE Nhật Bản | Logatech VN
Thiết bị thí nghiệm Yamato Scientific chính hãng từ Nhật Bản
Bạn cần nắm rõ các lưu ý sau đây khi làm việc trong phòng thí nghiệm để đảm bảo an toàn cho bản thân:
Trước khi sử dụng hóa chất thí nghiệm cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại và xác định đâu là hóa chất mình cần dùng
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như kính, găng tay, áo choáng, khẩu trang y tế khi thực hiện thí nghiệm.
Lưu ý tóc phải được cột gọn gàng, không xuề xòa để tránh việc các hóa chất độc hại dây lên tóc
Trước khi thực hiện thí nghiệm phải lau bàn sạch sẽ, bảo đảm không có hóa chất nào còn vương trên bàn
Bất kể hóa chất nào trong phòng thí nghiệm cũng không được phép nuốt hoặc uống
Nếu chẳng may tiếp xúc trực tiếp với hóa chất phải rửa vùng da tiếp xúc ngay lập tức
Nếu hóa chất văng vào mắt phải rửa ngay lập tức
Đọc kỹ hướng dẫn và xử lý rác thải theo đúng quy định.
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như kính, găng tay, áo choáng, khẩu trang y tế
>>>> Tìm Hiểu Thêm: MSDS là gì? Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất cần có nội dung gì?
Đối với từng loại hóa chất sẽ có các quy tắc an toàn khác nhau tùy vào tính độc hại và khả năng gây cháy nổ của từng chất. Vì vậy trước khi làm thí nghiệm, bạn cần phải nắm rõ các quy tắc an toàn trong phòng lab sau đây để hạn chế các trường hợp đáng tiếc sẽ xảy ra.
Trong phòng thí nghiệm có rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây nguy hiểm đến cơ thể con người nếu chẳng may tiếp xúc. Các hóa chất này có thể ở dạng lỏng, khí hoặc rắn. Một số có thể vô hại ban đầu nhưng nếu vô tình có chất xúc tác sẽ trở nên độc hại ngay lập tức. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ các lưu ý sau khi làm việc trong phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất độc hại:
Không được trực tiếp nếm hoặc nuốt các hóa chất độc hại
Không trực tiếp ngửi hóa chất mà phải dùng tay phẩy nhẹ hơi về mũi.
Sử dụng các lọ dày và có nút kín để đựng thủy ngân, và một mẹo để bảo quản thủy ngân là cho một lớp nước mỏng ở trên vì thủy ngân không tan trong nước.
Đối với các chất khí như khí brom, khí clo và khí nitơ peoxit, nên mang mặt nạ phòng độc đầy đủ và nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các khí này.
Sử dụng xà phòng để rửa tay và các dụng cụ sau mỗi lần hoàn thành thí nghiệm.
Tuân thủ các quy định bảo quản hóa chất độc hại.
Sử dụng xà phòng chuyên dụng để rửa tay sau mỗi lần hoàn thành thí nghiệm
>>>> Đừng Bỏ Qua: Quy định về lưu trữ hóa chất theo thông tư của Nhà nước
Ngoài các hóa chất độc hại, các chất gây ăn mòn cũng có thể gây nguy hiểm cực cao vì những chất này có thể hủy hoại cơ thể sống của con người hay thậm chí là ăn mòn cả các vật chất xung quanh. Vì vậy, khi làm việc trong phòng hóa chất này, bạn cần phải nắm rõ các quy tắc sau đây:
Mang đầy đủ đồ bảo hộ để hạn chế việc các chất này dây trực tiếp vào tay, mắt, cơ thể hoặc quần áo. Các vật phẩm bảo hộ sẽ bao gồm quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay và kính bảo hộ.
Nên đựng axit trong các bình nhỏ dễ cầm nắm điều khiển và nên rót cẩn thận không làm rớt hóa chất vào đồ vật xung quanh.
Làm đúng quy trình pha axit sunfuric vào nước nếu muốn làm loãng axit, nghiêm cấm các hành vi làm ngược lại.
Bắt buộc tuân thủ các quy tắc về đun nóng hóa chất trong ống nghiệm.
Mang đầy đủ đồ bảo hộ để hạn chế việc các hóa chất dây trực tiếp vào tay, mắt hoặc cơ thể.
Trong phòng lab, việc các hóa chất bắt lửa và gây ra hỏa hoạn rất dễ xảy ra nếu bạn thực hiện thí nghiệm không đúng cách. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người, bạn nên làm theo các quy tắc sau đối với các chất dễ bắt lửa dưới đây:
Để đun nóng hoặc chưng cất hóa chất, bắt buộc phải sử dụng các bếp đun cách thủy hoặc cách không khí với dụng cụ chuyên dụng.
Khi thực hiện quá trình đun nóng và chưng cất, nên để bếp đun cách xa nguồn điện hoặc các hóa chất khác.
Đối với các dung môi dễ cháy, khi kết tinh chất rắn từ các chất lỏng này thì nên dùng các dụng cụ riêng, đặc biệt phải có có nắp sinh hàn hồi lưu.
Quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm sử dụng chất dễ cháy nổ cũng tương tự đối với phòng lab dùng các chất dễ bắt lựa, sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
Cần phải mang đồ bảo hộ đầy đủ như kính bảo vệ hoặc quần áo bảo hộ. Đặc biệt là khi đang sử dụng các chất dễ gây cháy nổ như dung dịch kiềm, kim loại kiềm, chất H2 hay axit đặc,…
Khi đang đun nóng các dung dịch axit đặc hoặc kiềm đặt, bắt buộc phải hướng miệng ống về phía nơi không người và phải dùng kẹp để giữ ống.
Trang bị đầy đủ dụng cụ cứu hỏa hoặc đồ chữa cháy nổ phòng trường hợp xấu xảy ra.
Trang bị đầy đủ dụng cụ cứu hỏa hoặc đồ chữa cháy nổ phòng trường hợp xấu xảy ra.
>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Xếp loại nguy hiểm của hóa chất đúng quy định như thế nào?
Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi đang làm thí nghiệm, nếu bị hóa chất văng trúng các bộ phận trên cơ thể thì bạn cần phải rửa ngay với nước sạch. Sau khi đã rửa sạch, bạn hãy nhanh chóng liên lạc ngay với đội ngũ có chuyên môn để được sơ cứu và đưa đến bệnh viện.
Cách xử lý sự cố trong phòng thí nghiệm
Nội dung bài viết bên trên đã cung cấp cho các bạn các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Logatech Việt Nam hy vọng các bạn đã nắm rõ những quy tắc này và luôn cẩn thận để những tai nạn đáng tiếc không xảy ra khi làm việc trong phòng lab.
>>>> Tiếp Tục Với: Phân loại hóa chất như thế nào? Cách ghi nhãn hóa chất