Dùng dụng cụ bảo quản hóa chất là một trong những phương pháp hiệu quả để bảo vệ các hóa chất trong phòng thí nghiệm. Thế nhưng, liệu bạn đã biết cách sử dụng các dụng cụ này chưa? Dùng dụng cụ bảo quản các loại hóa chất như thế nào để an toàn, hiệu quả? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Logatech. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.
Hóa chất có rất nhiều dòng, chủng loại với chức năng khác nhau. Tuy nhiên, theo công dụng thì hóa chất được chia làm hai loại chính là:
Nhóm hóa chất thông dụng:
Nhóm axit (nitric, sulffuric, clohidric…)
Nhóm chất kiềm (kiềm natri, dung dịch amoniac, kiềm kali),
Các loại muối như muối vô cơ,
Nhóm bari oxit
Các chất chỉ thị phenolphtalein (P.P), Methyl orange (M.O)…
Nhóm đặc dụng: Đây là những nhóm hóa chất chuyên dùng cho các công việc cụ thể, nhất định.
Các loại hóa chất thường gặp chia thành hai loại chính
>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Dụng cụ bảo quản dung dịch an toàn cho phòng thí nghiệm
Để bảo quản hóa chất cũng như thiết bị dụng cụ thí nghiệm an toàn, đảm bảo chất lượng, bạn cần phải lưu ý những quy tắc như sau:
Nhà kho bảo quản hóa chất phải trải qua sự kiểm duyệt về chất lượng nghiêm ngặt. Nhà kho phải có cấu trúc và cấu tạo thích hợp, chịu được lửa và nhiệt độ cao. Chất liệu tường, sàn nhà của nhà kho không gây phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng. Ngoài ra, nhà kho phải được đặt ở vị trí xa khu nhà ở và những nơi có nguồn nước như suối, sông và các bể chứa nước cho nông nghiệp, khu dân cư.
Với các hóa chất nguy hiểm, bạn chỉ nên đặt tại nơi làm việc một số lượng vừa đủ để sử dụng. Số lượng hóa chất còn lại cần phải bảo quản cẩn thận trong kho. Ngoài ra, kho chứa hóa chất phải được đảm bảo an toàn lao động cho người thủ kho, những người làm việc gần kho và không được gây ô nhiễm đến môi trường.
Nơi cất giữ, bảo quản hóa chất và dụng cụ, thiết bị thí nghiệm khác cần phải khô ráo, tránh sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ. Nếu nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến hóa chất. Thậm chí hóa chất sẽ bị phân hủy và thùng chứa có thể bị hư.
Bạn cần đánh dấu ký hiệu cảnh báo nổi bật tại các nơi bảo quản hóa chất cho phòng thí nghiệm. Các ký hiệu này cần tuân thủ quy tắc của quốc gia theo đúng quy chuẩn màu sắc, hình học và hình tượng.
Việc đảm bảo an ninh của kho hóa chất là rất quan trọng. Điều này sẽ ngăn chặn những kẻ xấu, kẻ trộm hoặc người không có thẩm quyền lạm dụng các hóa chất.
Gần nhà kho cần trang bị các phòng rửa để mọi người có thể tiện lợi sử dụng. Các phòng rửa này cần phải có bể rửa, xà phòng và giấy, khăn lau. Ngoài ra, phòng này cũng cần có các lối ra khẩn cấp chịu được lửa.
Cửa của phòng kho phải có kích cỡ phù hợp để dễ dàng vận chuyển hóa chất an toàn và thuận tiện. Bên cạnh đó, phòng kho bảo quản hóa chất cần có hệ thống thông gió, quạt thông gió tốt để hạn chế, làm loãng các lượng khí độc sinh ra trong kho.
Nên trang bị bình cứu hỏa, các phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm cần có tủ đựng các loại hóa chất, tránh các bình, lọ đổ vỡ dẫn đến nguy hiểm và đặc biệt phải có bàn thí nghiệm trung tâm.
Mỗi hóa chất cần được bảo quản trong lọ, chai hoặc vật đựng chuyên dụng. Ngoài ra, trên các chai cần phải có nhãn, hiệu để tránh sai sót, nhầm lẫn.
Hóa chất cấm và nguy hiểm chỉ dành để nghiên cứu khoa học bắt buộc phải được lưu trữ tại kho chứa riêng biệt. Kho chứa hóa chất cấm và nguy hiểm cần được quy hoạch khu vực sắp xếp theo nhóm, tính chất của từng loại chất sao cho phù hợp.
Cách bảo quản hóa chất tại phòng thí nghiệm
>>>> Xem Thêm: Giấy Parafilm chất lượng chuyên dụng cho phòng thí nghiệm
Các chai axit nên được đặt tại các kệ thấp hoặc đựng trong các tự đựng axit riêng biệt để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, các loại axit nên được bảo quản tách biệt khỏi các nhóm chất có tính oxi hóa mạnh, các chất dễ cháy hoặc các chất có khả năng tạo ra khí độc khi tiếp xúc. Với các chất acid, bạn nên bảo quản trong các khay chống hóa chất. Các khay này có khả năng ngăn chặn sự cố rò rỉ hoặc tràn dung dịch từ thùng chứa.
Khay chống tràn hóa chất
Chất hóa học bazơ cần phải bảo quản cách xa acid hoặc các chất tạo phản ứng mạnh mẽ khi kết hợp với loại hóa chất này. Ngoài ra, bạn cũng nên bảo quản bazơ ở cái kệ thấp hoặc các tủ đựng có thể chống ăn mòn. Bạn cũng nên sử dụng các khay chống hóa chất để bảo quản bazơ vì các khay chuyên dụng này có khả năng chứa bất kỳ sự rò rỉ hoặc sự cố tràn từ thùng chứa.
Nên bảo quản bazơ ở cái kệ thấp hoặc các tủ đựng có thể chống ăn mòn
Đối với hóa chất có khả năng hình thành peroxide, bạn nên dùng loại hộp kín ánh sáng, ít tiếp xúc với nhiệt độ và không khí từ môi trường bên ngoài. Các dụng cụ này phải có tính tương thích với hóa chất tạo peroxide và có khả năng chống va đập. Môi trường lý tưởng để bảo quản dung dịch peroxide là nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ chất này kết tủa và đông tụ.
Đối với các chất có tính oxi hóa cao và rất háo nước, bạn nên bảo quản trong các bình, dụng cụ phù hợp với các chất này để tránh hóa chất tiếp xúc với không khí và làm thay đổi kết cấu, chất lượng. Các chất này cần được bảo quản cách xa các chất dễ bắt lửa, dễ cháy và các chất khử để hạn chế tuyệt đối khả năng cháy, nổ khi các hóa chất tiếp xúc với nhau.
Bạn nên sử dụng các bình, chai thích hợp có gắn nhãn mác, ký hiệu rõ ràng với tên chất, thành phần và mức độ nguy hiểm để bảo quản các nhóm hóa chất có độc tính cao. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng nhận biết và cẩn thận hơn khi sử dụng các loại chất này. Ngoài ra, các chất này phải được đặt ở một khu riêng biệt để không gây nhầm lẫn đáng tiếc khi sử dụng.
Dụng cụ bảo quản hóa chất AS ONE
Khi quản lý và sử dụng các dụng cụ bảo quản hóa chất, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Không nên để các dụng cụ bảo quản các chất dễ gây cháy như benzen, axeton, cồn, xăng… ở gần nhau
Bắt buộc phải có bình cứu hóa tại phòng thí nghiệm
Các hóa chất phải có tem nhãn nhận biết để tránh nhầm lẫn
Phải sử dụng những lọ đựng có nút nhám hoặc nút cao su, bên ngoài được tráng một lớp parafilm để bảo quản những chất dễ bay hơi và phản ứng với oxi
Bạn nên bảo quản các chất có tính ăn mòn cao su như axit nitric và brom trong bình, lọ có nút thủy tinh.
Các chất dễ cháy nên được bảo quản trong bình, tủ đựng chống ăn mòn và cháy nổ để đảm bảo an toàn
Phải có danh sách số lượng và chất lượng của các các loại thuốc thử hiện có trong phòng thí nghiệm
Thường xuyên báo cáo, theo dõi tình trạng hóa chất định kỳ theo tuần, tháng, quý, năm
Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ những hóa chất quá thời hạn sử dụng, hư hỏng và bổ sung các loại hóa chất mới
Từng loại, nhóm hóa chất phải có phương pháp bảo quản hợp lý
Thiết lập hồ sơ, danh mục hóa chất cho từng loại, bao gồm các thông tin như: Tên, công thức, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng, các đặc tính và cách dùng…
Đặc biệt, các hóa chất độc hại có thể gây nguy hiểm đến người dùng như như muối thủy ngân, muối xianua… cần phải đặt biệt cẩn trọng. Những chất này phải bảo quản trong tủ có khóa chắc chắn, cẩn thận.
Việc sử dụng các dụng cụ bảo quản hóa chất sẽ giúp chúng ta đảm bảo được chất lượng của hóa chất và hạn chế tối đa các tai nạn không đáng có. Hy vọng qua bài viết trên, Logatech đã phần nào giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề trong việc bảo quản hóa chất. Hiện đơn vị chúng tôi đang phân phối các loại dụng cụ bảo quản chất lượng với mức giá cực tốt. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua 0968080891 nếu bạn có nhu cầu mua hàng nhé!
>>>> BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM: