Phân loại hóa chất như thế nào? Cách ghi nhãn hóa chất

Nội dung bài viết sau đây của Logatech sẽ hướng dẫn bạn phân loại hóa chất và ghi nhãn đúng quy định theo đúng quy định nhà nước. Hãy xem ngay.
Mục lục

Việc phân loại hóa chất và ghi nhãn theo quy định của nhà nước là điều vô cùng quan trọng đối với các cơ sở sản xuất hay nhập khẩu hóa chất. Công việc này yêu cầu sự chính xác và tỉ mỉ trong từng bước. Hãy cùng Logatech đi tìm hiểu cách phân loại các chất hóa học theo đúng quy định nhà nước thông qua bài viết sau đây.

>>>> Xem Ngay: Dụng cụ bảo quản dung dịch an toàn cho phòng thí nghiệm

1. Phân loại hóa chất theo GHS

GHS là viết tắt của Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất). Hệ thống này được xây dựng nhằm thay thế cho các hệ thống phân loại và ghi nhãn các hóa chất khác nhau giữa các quốc gia với mục đích thống nhất cho phù hợp trên phạm vi toàn cầu.

Trong Nghị định số 113/2017/NĐ-CP đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất thì việc phân loại các hóa chất được thực hiện theo các quy tắc và sự hướng dẫn kỹ thuật từ GHS:

Nguy hại cho vật chất

  • Chất lỏng dễ cháy

  • Chất lỏng tự cháy

  • Chất lỏng oxy hóa

  • Khí dễ cháy

  • Khí oxy hóa

  • Khí chịu áp suất

  • Chất rắn dễ cháy

  • Chất rắn tự cháy

  • Chất rắn oxy hóa

  • Chất nổ

  • Sol khí dễ cháy

  • Peroxit hữu cơ

  • Ăn mòn kim loại

  • Chất và hỗn hợp tự phản ứng

  • Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt

  • Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sẽ sinh ra khí gây cháy

Nguy hại cho sức khỏe

  • Độc cấp tính

  • Độc tính sinh sản

  • Sau phơi nhiễm đơn thì độc tính đến các cơ quan cụ thể 

  • Sau phơi nhiễm lặp lại thì độc tính đến các cơ quan cụ thể 

  • Tổn thương nghiêm trọng/ kích ứng mắt

  • Tác nhân nhạy hô hấp

  • Tác nhân nhạy da

  • Tác nhân gây ung thư

  • Nguy hại hô hấp

  • Ăn mòn/kích ứng da

  • Đột biến tế bào mầm

  • Ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ

Nguy hại cho môi trường: Gây hại cấp tính hay mãn tính đối với môi trường thủy sinh

Vấn đề xử phạt doanh nghiệp không phân loại hóa chất:

Theo Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ghi rõ: Phạt tiền đối với doanh nghiệp, tổ chức từ 14.000.000 đồng - 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phân loại hóa chất trước khi đưa vào sử dụng hoặc lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật về việc ghi nhãn hóa chất và phân loại hóa chất.

phân loại hóa chất

Các cách phân loại các hóa chất theo GHS

>>>> Đừng Bỏ Qua: Dùng dụng cụ bảo quản hóa chất như thế nào là đúng, an toàn?

2. Phân loại các hóa chất theo mục đích sử dụng

Theo mục đích sử dụng, các loại hóa chất sẽ được chia thành 3 nhóm sau đây:

  • Hóa chất cơ bản: Đây là nhóm hóa chất thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và sản xuất. Các loại hóa chất này thường có nguồn gốc từ dầu mỏ.

  • Hóa chất đặc dụng: Đây là nhóm hóa chất thường được dùng trong mực in, chất màu, nước hóa, chất phụ gia thực phẩm... và trong lĩnh vực dệt may, kỹ thuật... 

  • Hóa chất tiêu dùng: Nhóm hóa chất này thường được sử dụng để phục vụ cho các mục đích tiêu dùng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng...

phân loại hóa chất

Phân chia hóa chất theo mục đích sử dụng

>>>> Đọc Thêm: Chai lọ thủy tinh đựng hóa chất, dung dịch phòng thí nghiệm

3. Phân chia hóa chất theo mức độ liên kết hóa học

Theo cách phân loại hóa chất theo mức độ liên kết hóa học, ta sẽ được các nhóm sau đây:

  • Hóa chất tinh khiết: Đây là nhóm hóa chất không bị ô nhiễm vì không thể liên kết với các chất khác. Một số chất phổ biến trong nhóm này là kim cương (cacbon), vàng, muối ăn (natri clorua), đường tinh luyện (sucroza). 

  • Hóa chất nhân tạo: Đây là nhóm hóa chất được tạo nên bởi sự kết hợp giữa nhiều loại chất khác nhau. Hiện nhóm chất này giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. Bên cạnh chức năng tạo màu sắc và hương vị trong thực phẩm, nhóm hóa chất nhân tạo còn có thể được sử dụng để làm thuốc điều trị nhiều bệnh rối loạn khác nhau. 

​>>>> Tiếp Tục Với: Cách xếp loại nguy hiểm của hóa chất theo quy định GHS

​4. Phân loại hóa chất theo ứng dụng

Tùy theo tính ứng dụng mà các loại hóa chất sẽ được chia thành các nhóm sau đây:

  • Hóa chất dùng trong nghiên cứu hóa sinh

  • Hóa chất dùng trong ngành thực phẩm và dược phẩm

  • Hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp

  • Hóa chất dùng để xử lý môi trường

  • ...​

cách phân loại các chất hóa học

Phân nhóm hóa chất theo ứng dụng

5. Hướng dẫn ghi nhãn phân loại các chất hóa học đúng quy định

5.1 Nội dung nhãn hóa chất

Việc ghi nhãn hóa chất được nhà nước quy định rất nghiêm ngặt. Nhãn thể hiện các nội dung cơ bản về thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng,... của các loại hóa chất đó.

  • Tên hóa chất

  • Mã nhận dạng hóa chất (nếu có)

  • Hình biển báo cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có)

  • Các biện pháp, phương pháp phòng ngừa (nếu có)

  • Định lượng

  • Thành phần hoặc các thành phần định lượng

  • Ngày sản xuất

  • Hạn sử dụng (nếu có)

  • Tên, địa chỉ, số điện thoại của công ty hay cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất

  • Xuất xứ của hóa chất

  • Hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản.

phân loại hóa chất

Nội dung của nhãn hóa chất

5.2 Các lưu ý khi ghi nhãn hóa chất

Người ghi nhãn hóa chất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất cũng như thông tin thể hiện trên nhãn. Vì thế bạn hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây để biết thêm về cách ghi nhãn.

  • Nhãn đối với một hợp chất cần phải thể hiện được các đặc tính nhận dạng hóa học của hợp chất đó.

  • Trong trường hợp nhãn không đủ thể hiện tất cả các thông tin của hóa chất thì bắt buộc phải có các nội dung: Tên hóa chất; Tên và địa chỉ của doanh nghiệp, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất; Nguồn gốc hóa chất. Các nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm theo của hóa chất và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

  • Nhãn phải được đặt ở vị trí dễ dàng nhận biết. Nhãn phải được thể hiện rõ trên hàng hóa, bao bì thương phẩm. Trong trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì phải có nhãn trên bao bì ngoài và trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc. 

5.3 Ghi nhãn phụ hóa chất

Các hóa chất được nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ. Nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt mà vẫn giữ nguyên nhãn gốc của hóa chất. Nội dung ghi bằng tiếng Việt trên nhãn phụ phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Nhãn phụ phải được đặt ở vị trí dễ dàng nhận biết trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa. Thông tin ghi trên nhãn phụ là những nội dung được dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc, có bổ sung thêm các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của từng hóa chất.

Các tổ chức, cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi trên nhãn. Nội dung ghi trên nhãn phụ bao gồm: Nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và xuất xứ của hóa chất. Đối với hàng hóa không được xuất khẩu hoặc bị trả về. Nếu muốn được lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

phân loại các chất hóa chất

Mẫu nhãn phụ hóa chất tẩy rửa Hàn Quốc

Nội dung của bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết phân loại hóa chất và cách ghi nhãn đúng chuẩn theo quy định của nhà nước. Mong rằng bạn đã phần nào nắm rõ về cách phân loại và ghi nhãn các chất hóa học theo GHS. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn mua hóa chất chính hãng thì liên hệ ngay với Logatech qua Hotline - 0968080891 để được hỗ trợ. 

>>>> Khám Phá Thêm: 

Khách hàng đánh giá

Vui lòng cho chúng tôi biết đánh giá của bạn!