MSDS là gì? Chức năng và nội dung cần có trong bảng MSDS

MSDS là gì? Những người chịu trách nhiệm xây dựng bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết của Logatech.
Mục lục

Bạn đang muốn tìm hiểu MSDS là gì? Chức năng của bảng chỉ dẫn MSDS? Xây dựng bảng MSDS như thế nào? Tất cả câu hỏi này sẽ được Logatech Việt Nam giải đáp chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau đây. Bạn hãy đọc bài viết để có được câu trả lời cho các câu hỏi trên.

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Dụng cụ bảo quản dung dịch an toàn cho phòng thí nghiệm

1. MSDS là gì?

MSDS là bảng chỉ dẫn an toàn về hóa chất. MSDS là viết tắt của cụm từ viết tắt của cụm từ Material Safety Data Sheet. Bảng chỉ dẫn này được sẽ chứa các thông tin của một số loại hóa chất nào đó. MSDS được lập ra với mục đích giúp những người làm trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu luôn an toàn khi tiếp xúc với những chất đó cũng như là có những biện pháp xử lý trong những tình huống bất ngờ.

msds là gì

MSDS là gì?

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS thường được áp dụng đối với những loại hóa chất, dụng dịch có khả năng gây nguy hiểm khi vận chuyển, xếp dỡ, vận chuyển,... Ngoài ra, vì đây đều là những mặt hàng nguy hiểm nên doanh nghiệp bắt buộc phải xuất trình được MSDS mới có thể xuất khẩu và xem xét là có được nhận vận chuyển hay không.

>>>> Đọc Thêm: Cách dùng dụng cụ bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm

2. Chức năng của bảng MSDS là gì? 

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS giữ nhiều vai trò quan trọng như:

  • Giúp đưa ra được phương thức vận chuyển phù hợp để đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp hàng hóa

  • Cung cấp cảnh báo về mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng sản phẩm nếu không tuân theo những khuyến nghị, hướng dẫn trong bảng MSDS.

  • Cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm để có thể sử dụng vật liệu một cách an toàn nhất.

  • Giúp các doanh nghiệp tạo nên một môi trường làm việc an toàn, đầy đủ các thiết bị, biện pháp xử lý tình huống cũng như là xây dựng quy trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với cá hóa chất, vật liệu nguy hiểm.

  • Cung cấp thông tin cần thiết cho người ứng cứu khi sự cố xảy ra, nhận biết được các triệu chứng của phơi nhiễm quá mức và đưa những giải pháp xử lý phù hợp.

>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Bình bảo quản lạnh Nihon Freezer BICELL

3. Nội dung của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

3.1 Thành phần các hóa chất

Bảng MSDS bao gồm những thông tin về thành phần của các hóa chất tạo nên sản phẩm và đánh dấu các hóa chất nguy hiểm. Bạn có thể dựa vào CAS - số hiệu của hóa chất trong bảng chỉ dẫn này để xác minh thành phần hóa học chính xác của hóa chất.

>>>> Đừng Bỏ Qua: Giấy Parafilm M cuộn chuyên dụng cho phòng thí nghiệm

3.2 Người lập bảng MSDS

Các thông tin về tên, số điện thoại, địa chỉ,... của người lập bảng MSDS cần được ghi chi tiết và đầy đủ.

3.3 Thông tin hóa chất

Các chứng từ, giấy tờ mua bán có những thông tin về sản phẩm như thành phần, cấu tạo, công thức hóa học hay khối lượng phân tử tạo nên sản phẩm được ghi lại chính xác.

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Nguyên tắc bảo quản hóa chất trong phòng lab mà bạn nên biết

3.4 Tính lý tính

Trong bảng MSDS cần liệt kê rõ ràng những thông tin như hình dạng, hình dáng bên ngoài, khối lượng, độ ẩm, độ pH,... của sản phẩm.

3.5 Khả năng cháy

Đây là thông tin hỗ trợ người sử dụng cho thể biết nhiệt độ, điều kiện cháy nổ của sản phẩm để biết cách xử lý khi diễn ra tình trạng cháy. Các thông tin về việc lưu trữ, đóng gói, vận chuyển như thế nào để phòng tránh cháy nổ cũng cần được liệt kê rõ ràng trong bảng MSDS.

3.6 Phản ứng của hóa chất

Đây là những thông tin liên quan đến khả năng phản ứng của hóa chất với các điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm là như thế nào. Cùng với đó, MSDS cũng cần cung cấp một số thông tin về yêu cầu đóng gói, bảo quản, vận chuyển và cách xử lý khi xảy ra sự cố phản ứng hóa học.

msds hóa chất là gì

Bảng MSDS

3.7 Độ độc hại

Phần này cho biết rằng những tác động của chất hóa học độc hại với người tiếp xúc. Khi có người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, bạn cần xử lý và cấp cứu như thế nào cũng được chỉ rõ trong bảng chỉ dẫn MSDS.

Phần này cũng cần phải đưa ra các phương pháp xử lý khi người lao động tiếp xúc trực tiếp hóa chất ở da, mắt hay không may nuốt phải. Không những vậy, độ độc hại của chất hóa học đối với nước, không khí, đất là như thế nào cũng cần được thể hiện qua các chỉ số phát tán ra môi trường.

4. Người chịu trách nhiệm làm bảng MSDS

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS thường sẽ được cung cấp bởi người bán, nhà sản xuất sản phẩm hay công ty phân phối,... Một bảng MSDS yêu cầu phải có những thông tin chính xác về sản phẩm như tên gọi, bảng thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức vận chuyển được cho phép (qua đường hàng không hoặc đường thủy).

Ngoài ra, nhà cung cấp, tổ chức sử dụng và người lao động cũng có những trách nhiệm sau đây:

Về phía các nhà cung cấp:

Thông thường, bảng MSDS cần có dấu mộc của công ty sản xuất hay nhà cung ứng sản phẩm đó. Khi thông tin trên giấy bị xác định là giả mạo thì công ty đó sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Các hình thức xử phạt có thể từ tịch thu sản phẩm đến tiêu hủy lô hàng. Ngoài ra, bên cung cấp cũng cần phải có trách nhiệm:

  • Đảm bảo bảng MSDS có đầy đủ trong từng sản phẩm được nhập khẩu hay bán trong nơi làm việc.

  • Đảm bảo rằng MSDS có thời hạn không quá 3 năm trước ngày bán hoặc nhập khẩu và phải có sẵn 2 ngôn ngữ.

  • Cung cấp tất cả những thông tin cần thiết (kể cả thông tin được xem là bí mật thương mại) cho bất ký bác sĩ hay nhân viên y tế nào yêu cầu cho mục đích chẩn đoán, điều trị.

Về phía tổ chức sử dụng:

  • Cần đảm bảo MSDS của nhà cung cấp được lấy từ nhà sản xuất.

  • Xem bảng MSDS để xác định ngày sản xuất.

  • Đảm bảo thời hạn cập nhật của MSDS không quá 3 năm kể từ hiện tại.

  • Luôn cập nhật MSDS không muộn hơn 90 ngày khi có thông tin nguy hiểm mới.

  • Đảm bảo rằng tại tất cả nơi làm việc đều có một bảng sao các bảng MSDS.

  • Đảm bảo rằng nhân viên làm việc sẽ hiểu được nội dung trên MSDS.

  • Hướng dẫn đầy đủ cho nhân viên về những quy trình sử dụng, lưu trữ an toàn, các phương án để xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố.

  • Cung cấp tất cả những thông tin cần thiết cho nhân viên y tế cho mục đích chẩn đoán, điều trị.

  • Người sử dụng lao động có thể tạo ra những bảng dữ liệu nhằm cung cấp thêm thông tin hay thay đổi định dạng bảng MSDS miễn là không ít hơn thông tin được nhà sản xuất cung cấp.

Về phía người lao động:

  • Phải có một số hiểu biết về an toàn hóa chất.

  • Làm việc an toàn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của người sử dụng lao động.

  • Biết được vị trí của các bảng MSDS và tìm được thông tin cần thiết về an toàn sử dụng hay các biện pháp sơ cứu.

Thông qua bài viết trên, Logatech đã cùng bạn giải đáp thắc mắc bảng MSDS là gì cùng những thông tin khác như công dụng, người chịu trách nhiệm làm bảng. Mong rằng sau khi đọc bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về bảng MSDS. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về MSDS, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0968080891 để được hỗ trợ.

>>>> Tiếp Tục Với:

Khách hàng đánh giá

Vui lòng cho chúng tôi biết đánh giá của bạn!