Bạn đang muốn tìm hiểu quỳ tím là gì? Đặc điểm và ứng dụng của giấy quỳ đo pH? Các loại giấy quỳ đang được bán trên thị trường hiện nay? Vậy hãy đọc ngay nội dung bài viết sau, Logatech sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.
>>>> Khám phá Thêm: Thiết bị đo môi trường
Quỳ tím là một loại giấy lọc đã được tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu được tách từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa. Giấy quỳ được sử dụng làm chất chỉ thị pH trong các thí nghiệm hóa học. Điểm nổi trội của giấy quỳ so với các loại giấy chỉ thị pH là cho kết quả khá nhanh. Giấy quỳ đo pH còn có khả năng phân biệt các loại khí như H2S, SO3. Vì vậy, quỳ tím được dùng phổ biến trong các phòng thí nghiệm và cả trong đời sống ngày nay.
Quỳ tím là gì?
>>>> Đọc Thêm: Độ pH là gì? Độ pH trong các dung dịch và cách xác định
Có 2 loại giấy quỳ đang được sử dụng phổ biến hiện nay là:
Giấy quỳ tím đỏ: Loại giấy quỳ này thường được dùng trong phòng thí nghiệm. Khi nhúng vào dung dịch mà quỳ tím đỏ chuyển xanh thì dung dịch này ở điều kiện cơ bản. Còn nếu quỳ tím đỏ giữ nguyên màu không đổi thì dung dịch này có tính acid.
Giấy quỳ tím xanh: Khác với giấy quỳ tím đỏ, giấy quỳ tím xanh khi nhúng vào dung dịch mà chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó có tính acid. Còn nếu giấy không đổi màu thì dung dịch ở điều kiện cơ bản.
Bên cạnh hai loại giấy quỳ tím trên, người ta còn phân loại quỳ tím thành quỳ tím ẩm và quỳ tím khô. Bạn có thể nhận biết hai loại giấy quỳ tím này bằng cách thử với khí amoniac. Nếu giấy quỳ tím đổi sang màu xanh thì là quỳ tím ẩm còn không đổi màu thì là quỳ tím khô.
Giấy quỳ tím có những loại nào?
>>>> Đừng Bỏ Qua: 4 cách đo độ pH của nước cực đơn giản và chính xác
Quỳ tím không mang hóa trị bởi thực chất đây là dụng cụ để nhận biết axit, bazo. Nguyên nhân khiến giấy quỳ đổi màu là do nồng độ pH có trong dung dịch.
Khi tiếp xúc với các dung dịch bazơ, axit và trung tính, quỳ tím sẽ đổi màu như sau:
Chuyển thành màu đỏ khi tiếp xúc với dung dịch có tính axit như H2SO4, HCL...
Chuyển thành màu xanh khi tiếp xúc với các loại dung dịch có tính bazơ như NaOH, Ba(OH)2...
Không đổi màu khi tiếp xúc với dung dịch trung tính như Ca2+, Ba2, Br–, I–, NO3–...
Quỳ tím được tạo ra thông qua các công đoạn sản xuất tương tự như các loại giấy thông thường. Điểm khác biệt trong quá trình sản xuất giấy quỳ so với các loại giấy thông thường khác là người ta sẽ thêm vào bột giấy một lượng hoạt chất quỳ và đem đi sấy khô. Vì chất liệu được làm từ gỗ nên giấy quỳ hoàn toàn không có độc và không gây hại cho sức khỏe con người.
Quỳ tím không có hóa trị và không độc
Giấy quỳ chủ yếu được dùng để đánh giá xem một dung dịch có tính axit hay bazơ. Cách xác định hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần xé một mẩu nhỏ giấy quỳ và nhúng vào dung dịch. Sau đây là 3 trường hợp có thể sẽ xảy ra:
Nếu quỳ tím chuyển đỏ thì dung dịch thử có tính axit.
Nếu quỳ tím chuyển xanh thì dung dịch thử có tính bazơ.
Nếu quỳ tím không chuyển màu thì dung dịch thử ở trạng thái trung tính.
Quỳ tím là một dụng cụ quen thuộc trong phòng thí nghiệm
Giấy quỳ tím được dùng để đo nhanh độ pH, tuy nhiên kết quả này chỉ là tương đối chứ không chuẩn xác 100%. Để thực hiện đo độ pH, bạn hãy xé một miếng giấy quỳ và nhúng vào dung dịch. Sau đó, bạn hãy tiến hành so sánh màu sắc giấy quỳ với bảng màu đi kèm.
Nếu pH từ 1 - 7: Môi trường axit
Nếu pH từ 7 - 14: Môi trường bazo
Nếu pH = 7: Môi trường trung tính
Màu của quỳ tím chuyển đổi theo độ pH
Với công dụng xác định độ pH, quỳ tím được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng của thực phẩm. Giấy quỳ có thể đo độ pH trong thực phẩm, kiểm tra chất lượng nguồn nước, nguồn thức ăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nhờ đó, bạn sẽ biết được loại thực phẩm nào có độ pH phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của gia đình.
Dùng quỳ tím để đo độ pH trong thực phẩm
Bài viết đã giải đáp câu hỏi quỳ tím là gì và cung cấp một số thông tin cơ bản về đặc điểm, ứng dụng của loại giấy đo pH này. Nếu bạn có nhu cầu mua giấy quỳ đo pH thì hãy liên hệ với Logatech qua đầu số hotline 0968080891 để được hỗ trợ.
>>>> Tham Khảo Thêm: Giấy quỳ tím mua ở đâu tại Hà Nội chính hãng, chất lượng?