Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các cách đo độ pH của nước hiệu quả thì hãy xem ngay nội dung bài viết sau đây. Thông qua bài viết, Logatech sẽ cung cấp đến các bạn 4 phương pháp đo độ pH của nước đang phổ biến và mang lại kết quả đo chính xác nhất hiện nay. Hãy đọc bài viết để nắm rõ các phương pháp và thiết bị đo môi trường nước.
Độ pH của nước là một thước đo chuẩn xác các thành phần trong dung dịch như hidro (H+), acid hay đồ chua (bazơ). Thước đo giá trị của nồng độ pH sẽ giao động từ 0-14, pH của nước cũng sẽ nằm trong khoảng này. Cụ thể là:
Dung dịch có độ pH từ 7 trở lên gọi là nước kiềm.
Dung dịch có độ pH thấp hơn 7 được gọi là acid.
Nước có độ pH là xấp xỉ 7 và không có tính acid và tính kiềm.
Độ pH của nước sẽ giao động từ 0-14
>>>> Tiếp Tục Với: Độ pH là gì? Độ pH trong các dung dịch và cách xác định
Để có thể đo được độ pH của nước, chúng ta có thể dùng rất nhiều cách cũng như những phương tiện, thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ phương pháp, thiết bị được áp dụng cũng sẽ cho ra một kết quả đúng nhất. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các đo độ pH trong nước một cách chính xác nhất đã được các chuyên gia xác thực.
Dùng giấy quỳ tím đo độ pH có lẽ là phương pháp được các nhân viên phòng thí nghiệm sử dụng nhiều nhất từ trước đến đây. Ngay từ cấp 2, chúng ta đã được tiếp xúc với phương pháp này. Mục đích chính của phương pháp này là dùng để nhận biết dung dịch có tính axit và dung dịch có tính kiềm (bazơ hoặc base). Nếu dùng giấy quỳ nhúng vào dung dịch có tính acid thì giấy quỳ sẽ lập tức chuyển sang màu đỏ, ngược lại giấy quỳ sẽ chuyển sang màu xanh nếu chúng ta nhúng giấy quỳ vào dung dịch có tính kiềm.
Để có thể đo được độ pH trong nước, bạn chỉ cần nhúng giấy quỳ vào dung dịch. Sau khi giấy quỳ đổi màu, bạn hãy tiến hành so sánh màu sắc trên giấy quỳ và trên bảng, như vậy có thể biết được chính xác độ pH có trong dung dịch. Với ưu điểm là giá thành thấp và dễ dàng thực hiện thực, phương pháp này hiện đang được sử dụng rất nhiều trong các phòng thí nghiệm và đời sống.
Sử dụng giấy quỳ tím để đo nồng độ pH
Giấy đo pH là loại giấy được tẩm nhiều chỉ thị màu sắc khác nhau và trong tất cả mỗi hộp giấy đều được bán kèm với bảng màu sắc dùng để so sánh kết quả. Có những loại giấy có độ chính xác lên đến 0,5 độ pH, cũng có những loại giấy chỉ chính xác 1 độ pH. Kết quả đạt được bằng cách so sánh màu sắc trên bảng màu với màu sắc trên giấy thử nên phương pháp này sẽ không hữu hiệu với những người bị chứng bệnh mù màu.
Loại giấy đo pH cần phải được đặt ở những nơi khô ráo, tránh những nơi có độ ẩm cao hoặc những hóa chất dễ cháy. Vì lúc này giấy sẽ tự động đổi màu và mang đến những kết quả không chính xác.
Giấy đo pH cần được đặt ở những nơi khô ráo để có thể đảm bảo được kết quả tốt nhất khi sử dụng
Cách đo độ pH của nước tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đó chính là dùng chất chỉ thị pH. Đây là một loại dung dịch thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Loại chất này là một dung dịch khi tiếp xúc trực tiếp với nước sẽ nhanh chóng đổi màu, so sánh màu sắc của dung dịch với bảng chỉ thị màu sắc sẽ ra được độ pH phù hợp. Chất chỉ thị pH mang đến một kết quả khá chính xác nhưng lại rất khó để tìm thấy trên thị trường.
Sử dụng chất chỉ thị pH để đo độ pH trong nước
Sử dụng máy đo độ pH được xem là phương pháp hữu dụng và mang đến kết quả chính xác nhất. Máy đo này là thiết bị được dùng để đo độ pH trong nước, được tích hợp công nghệ cao cùng những tính năng hữu dụng. Do đó mà sản phẩm này đang được nhiều doanh nghiệp, phòng thí nghiệm sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Cách đo độ pH của nước - Sử dụng các loại máy đo độ pH cầm tay
Cơ thể của chúng ta mỗi ngày cần nạp ít nhất 2 lít nước cho các hoạt động sống. Tuy nhiên, nếu số lượng nước mà chúng ta dung nạp vào cơ thể chứa lượng pH không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể của chúng ta. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ gây ra các nguy cơ về các bệnh lý khác nhau.
Nước mang tính axit (độ pH thấp hơn 7) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người như sau:
Gây viêm, loét dạ dày
Thấp khớp
Bệnh Gout
Các vấn đề về da liễu
Các vấn đề về da đầu
Trĩ
Đau đầu mãn tính
Khi thường xuyên dung nạp nhiều lượng nước mang tính kiềm (độ pH cao hơn 7) sẽ gây tổn hại đến sức khỏe như sau:
Táo bón
Lượng Cholesterol tăng cao
Sỏi thận
Chàm
Viêm bàng quang mãn tính
Da khô
Sử dụng nước có chứa độ pH không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể
Hiện nay có rất nhiều cách đo độ pH của nước đang được áp dụng trên thực tế lẫn trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, 4 phương pháp được giới thiệu trong bài viết trên đều đã được các nhà khoa học chứng minh là sẽ mang đến hiệu quả cao và chính nhất nhất. Hy vọng, qua bài viết này, Logatech đã có thể cung cấp đầy đủ nhất thông tin và kiến thức mà quý độc giả đang tìm kiếm.
>>>> Tiếp Tục Với: Quỳ tím là gì? Phân loại và ứng dụng của giấy quỳ tím