Bạn đang muốn hiểu rõ Tia UV là gì? Tia UV gây hại như thế nào đối với con người và cách bảo vệ khỏi tác hại của tia cực tím này? Bài viết dưới đây của Logatech sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ về các cách bảo vệ bản thân trước tác hạn của tia UV. Hãy xem ngay.
>>>> Tìm Hiểu Thêm: Thiết bị đo môi trường là gì? Các dòng máy phổ biến hiện nay
Tia UV (Ultraviolet) hay còn được gọi là tia tử ngoại là sóng điện từ từ mặt trời có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng. Phổ của tia cực tím có thể được chia ra thành 2 vùng tia: Vùng tử ngoại xạ hay và Vùng tử ngoại gần. Tia UV còn có một tên gọi khác là tia cực tím. Chúng ta có thể sử dụng UV Meter để đo cường độ của tia cực tím.
Lưu ý: Bạn có thể tìm mua thiết bị này tại Đơn vị phân phối Custom - Logatech Việt Nam.
Tia UV
Tia UV được chia ra là 3 loại:
Tia UVA (bước sóng từ 380 - 315 nm) còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen.
Tia UVB (bước sóng 315 -280nmnm) còn được sóng trung.
Tia UVC (bước sóng ngắn hơn 280nm) còn được gọi là sóng ngắn.
3 loại tia UV
>>>> Thiết bị hữu ích: 7 thiết bị đo không khí, ô nhiễm không khí chất lượng nhất
Một số tác hại của tia cực tím có thể kể đến như sau:
Khi con người tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời có thể gây nên khả năng năng gây ung thư biểu mô tế bào đáy, biểu mô tế bào vảy hoặc khối u ác tính. Theo thống kế, gần 90% bệnh nhân ung thư da là do bức xạ từ tia UV.
Tia UV có thể gây ung thư da
Đây là tình trạng các tế bào da bị tổn thương do bị bỏng bởi năng lượng của tia cực tím. Lúc này, máu sẽ chảy nhiều hơn vào vùng da đang bị tổn thương để chữa lành. Việc này sẽ khiến vùng da bị cháy chuyển sang màu đỏ.
Các nhà khoa học cho biết rằng việc tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV có thể gây ức chế hệ miễn dịch. Tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những vấn đề trầm trọng hơn cho hệ miễn dịch.
Tia cực tím có khả năng gây suy giảm hệ miễn dịch
Việc để mắt tiếp xúc liên tục với tia UV có thể khiến các mô bị hỏng và bề mặt trắm bị bỏng. Tình trạng này còn có một tên gọi khác là viêm giác mạc ánh nắng hoặc tuyết mù. Không những thế, thường xuyên tiếp xúc với cường độ tia cực tím cao còn làm tăng nguy cơ mắt bị đục thủy tinh thểm mộng thịt, mộng mỡ mắt hoặc thậm chí là mù lòa.
Các collagen và mô liên kết trên vùng da có thể bị phá hủy bởi tia cực tím. Điều này sẽ khiến trên da xuất hiện các nếp nhă, tàn nhan, làm mất độ đàn hồi tự nhiên và thậm chí là gây ung thư. Bên cạnh đó, tia UV còn khiến các vùng da có sự khác biệt về màu sắc. Tuy một thời gian sau vùng da bị ảnh hưởng bởi tia cực tím sẽ trở về màu sắc bình thương nhưng sẽ xuấ hiện thêm các nếp nhăn.
Tác hại của tia UV đối với làn da
Kem chống nắng giúp ta hạn chế tối đa những tác hại của tia cực tím. Đây là cách hạn chế tác hại của tia UV lên cơ thể đang được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nau. Khi lựa chọn kem chống nắng, bạn nên quan tâm đến các chỉ số như SPF và PA. Kem chống năng có chỉ số SPF càng cao sẽ có khả năng chống tia UVB càng tốt. Còn chỉ số PA sẽ cho biết khả năng chống năng của kem. Do đó, bạn nên lựa chọn các loại kem chống năng có chỉ số PA+++ đến PA++++.
Sử dụng kem chống năng để hạn chế tác hạn của tia UV
Trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu, cơ thể của bạn sẽ phải chịu tác hại của tia cực tím. Vì vậy, nón, mũ rộng vành, quần áo kín, kính mắt,.. là một trong những thử cần thiết để bảo vệ làn da mỏng manh của mình.
Trang phục bảo hộ
Một trong những cách bảo hộ chính làn da của bạn khỏi những tia tử ngoại từ bên trong đó là uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý không nên ăn đồ ăn có quá nhiều đường như đồ quá ngọt hoặc ăn những thức ăn có nồng độ quá chua.
Thức ăn lành mạnh
Bạn có thể sử dụng các công cụ chống nắng cơ học như mũ, áo vải chống nắng, ô, dù, găng tay, khẩu trang và kính mắt chống nắng. Những đồ dùng trên có thể bảo vệ da bạn khỏi tác hại của tia UV khi ra ngoài.
Trên đây là các thông tin giải đáp tia UV là gì và biện pháp bảo vệ bản làn da, sức khỏe của bạn khỏi những tia cực tím mà Logatech - Đại lý AS ONE Nhật Bản muốn gửi tới bạn. Hy vọng sau bài viết bạn có thể đưa ra cho mình những biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh khỏi tia UV.
>>>> Tiếp Tục Với: Quỳ tím là gì? Phân loại và ứng dụng của giấy quỳ tím